1. Đăng tuyển tại Vieclammienphi.vn hiển thị ngay Trang chủ

    Miễn phí và sẽ mãi là như vậy,

    Được chia sẻ miễn phí lên Facebook và nhiều mạng xã hội,

    Hướng dẫn doanh nghiệp Cách tuyển dụng nhanh.
    Dismiss Notice
  2. Hiện tại việc làm miễn phí có rất nhiều việc làm các doanh nghiệp cần tuyển, nếu bạn chưa có việc làm, hãy gửi hồ sơ cho chúng tôi tại chuyên mục Hồ sơ, người tìm việc, sau đó chúng tôi sẽ gửi công việc phù hợp theo yêu cầu của bạn hoàn toàn miễn phí. Tham gia ngay.

[Bật mí] Cách chạy bền không bị sốc hông, cách khắc phục hiệu quả

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Rita Võ Sport, 8/9/22.

138

  1. Sốc hông là tình trạng dễ gặp khi chạy bộ ở nhiều người. Tình trạng khiến việc chạy bộ bị gián đoạn vì cơn đau khó chịu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng sốc hông là gì, cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng RitaVõ Sport tìm hiểu cách chạy bền không bị sốc hông thông qua những chia sẻ dưới đây nhé!

    1. Tình trạng chạy bền sốc hông
    Hiện tượng sốc hông là cơn đau nhói cục bộ ở phía bên dưới sườn, vùng hông khi hoạt động thể lực với cường độ cao thường xảy ra khi chạy bộ. Tình trạng sốc hông thường xảy ra ở bên trái nhiều hơn. Tùy từng đối tượng và cách thức tập luyện mà mức độ sốc hông khác nhau. Đặc biệt người lớn tuổi rất thường xuyên mắc phải tình trạng sốc hông này nên cần phải cẩn thận. Vì sao lại có sự khác biệt như vậy? Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây sốc hông để tìm cách khắc phục nhé!

    [​IMG]



    2. Nguyên nhân gây sốc hông, đau bụng khi chạy bền
    Tình trạng đau bụng khi chạy bộ khá phổ biến nhưng chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ nguyên nhân sốc hông. Nhưng người ta cân nhắc một số lý do như sau:

    [​IMG]



    Uống nhiều nước trước khi chạy bộ: Lúc này hệ tiêu hóa của bạn cần xử lý và chứa lượng lớn nước, máu sử dụng cho quá trình tiêu hóa đòi hỏi cao hơn. Việc bạn vận động nhanh và mạnh như chạy bộ, nhảy dây khiến cơ thể bạn cần nhiều máu hơn. Chính vì thế, cơ thể xảy ra phản ứng sốc hông.

    Chạy bộ quá sớm sau khi ăn: Tương tự như việc uống nhiều nước trước khi chạy bộ. Cơ thể sẽ xảy ra phản ứng sốc hông khi bụng chứa đầy thức ăn chưa tiêu hóa mà phải vận động mạnh.

    Uống đồ ngọt: Việc tiêu hóa lượng đường có trong nước ngọt trước khi tập thể dục làm tăng khả năng đau xóc hông.

    Không khởi động trước khi chạy: Làm ấm cơ thể trước khi chạy bộ hoặc chơi các môn thể thao khác là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt khi thời tiết lạnh. Không chỉ hạn chế tình trạng sốc hông mà còn giảm các chấn thương không đáng có khi tập thể thao.

    Chạy bộ sai tư thế: Tư thế chạy bộ không đúng cách sẽ khiến nhiều cơ trên cơ thể chịu áp lực lớn gây đau nhức. Đặc biệt, người mới bắt đầu tập chạy bộ với cường độ cao rất dễ bị đau tức vùng hông. Chính vì thế, bạn nên tham khảo tư thế chạy bộ đúng cách trước khi luyện tập.

    Thở nông: là hơi thở chỉ tới ngực, lượng Oxy chưa được phân phổ cho toàn cơ thể khiến cơ thể thiếu Oxy. Đây là nguyên nhân nhiều người thường gặp khi chạy bộ khiến các khối cơ hoành đau sốc khó chịu. Chính vì thế, bạn nên tập chạy với cường độ chạm và hít thở sâu ngay từ đầu.

    3. Cách hết bị sốc hông khi chạy bộ diệu kỳ
    Cách hết bị sốc hông khi chạy bộ là bạn nên dừng mọi hoạt động và tìm chỗ nằm xuống ngay. Bên cạnh đó, bạn cần tập hít thở sâu điều độ trong khoảng thời gian dài để cơn đau giảm cho đến khi hết. Bạn có thể kết hợp xoa vùng hông bị đau để máu huyết lưu thông và làm giảm cơn đau nhanh hơn.

    [​IMG]



    Với những nguyên nhân đã được xác định ở trên, bạn nên tránh các việc làm ăn no, uống nhiều nước, thở nông, chạy bộ sai tư thế, thiếu khởi động trước khi chạy để hạn chế xảy ra tình trạng sốc hông. Bên cạnh đó bạn có thể áp dụng cách chạy bộ không bị đau bụng dưới đây để có buổi tập thể thao suôn sẻ, khỏe mạnh:

    Trước khi chạy chỉ nên uống nước tinh khiết vừa đủ. Tuyệt đối không uống nước có đường, có ga bao gồm cả soda và các loại nước điện giải.

    Uống nước thành ngụm nhỏ trong suốt quá trình chạy bộ, không uống nhiều nhiều cùng một lúc. Việc uống nhiều nước cùng lúc không chỉ gây sốc hông mà còn tạo áp lực lớn cho phổi gây nguy hiểm.

    Hít vào và thở ra bằng miệng đều độ và nhịp nhàng là phương pháp phòng tránh đau sốc hông hiệu quả nhất. Bạn cố gắng hít thật sâu vào bụng chứ không chỉ tới ngực.

    Bạn nên ăn uống nhẹ trước 30 phút khi chạy bộ nếu cảm thấy đói. Tốt nhất bạn nên ăn bữa đầy đủ trước 2 tiếng, sau đó mới nên chạy bộ.

    Hy vọng qua bài viết hướng dẫn cách chạy bền không bị sốc hông bạn đã hiểu rõ nguyên nhân cũng như các cách khắc phục hiệu quả cho tình trạng này. Mặc dù tình trạng sốc hông khi chạy bộ không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu tình trạng này thường xảy ra thường xuyên bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn khám điều trị sớm.

    Bên cạnh đó, bạn nên luyện tập thể thao tại nhà có người theo dõi để tránh những trường hợp xấu khi chạy bộ ngoài đường. Hiện nay, nhiều người lựa chọn mua máy chạy bộ tại nhà để rèn luyện sức khỏe vừa an toàn vừa hiệu quả. Để chọn máy chạy bộ tại nhà nào tốt, thiết bị thể thao chất lượng, hãy liên hệ RitaVõ Sport ngay nhé!

    Bài liên quan:

     

Chia sẻ trang này